Kiểm tra IP thiết bị là gì? Mỗi 1 thiết bị laptop, PC, điện thoại di động đều có 1 địa chỉ IP. Địa chỉ IP có chức năng làm số nhận diện cho các thiết bị giao tiếp với nhau thông qua Internet. Vậy làm cách nào để biết thiết bị của mình dùng IP nào? Hôm nay thuecloud giới thiệu tới bạn trang web kiểm tra IP thiết bị sử dụng IP nào. Ngoài ra nếu bạn sử dụng nhiều Proxy bạn cũng có thể kiểm tra Proxy của mình để xem thông tin các thông tin ở dưới đây.

  • Kiểm tra IPv4 hay IPv6
  • Kiểm tra IP thiết bị đang dùng 
  • Kiểm tra vị trí 1 IP
  • Kiểm tra Proxy 
  • Kiểm tra kết nối Prxoy hàng loạt 
  • Kiểm tra Proxy HTTP/SOCKS5
  • Tải danh sách Proxy về bản word
  • Kiểm tra website hỗ trợ IPv6

Cùng tìm hiểu và xem hướng dẫn chi tiết các tính năng trên của website: https://kiemtraip.vn

IP là gì?

Định nghĩa

IP hay Internet Protocol là địa chỉ số có trên mọi thiết bị kết nối mạng để chia sẻ dữ liệu với nhau giao thức kết nối Internet. IP sẽ giúp các thiết bị trên mạng Internet có thể phân biệt, chia sẻ và giao tiếp với nhau. Đồng thời cung cấp danh tính cho các thiết bị khi chúng kết nối mạng tương tự như địa nhà, doanh nghiệp. Địa chỉ IP tương tự như địa chỉ nhà riêng, cung cấp để người khác có thể nhận diện và giao tiếp với bạn thông qua địa chỉ này. Địa chỉ IP có các loại sau:

IP Public

IP public hay còn được gọi là địa chỉ IP công cộng. Đây là địa chỉ duy nhất được gán cho các thiết bị kết nối với Internet. IP public cho phép các thiết bị truy cập vào các dịch vụ trên mạng và giao tiếp với các máy chủ khác trên toàn thế giới. Mỗi thiết bị chỉ có một địa chỉ IP public duy nhất trên Internet.

IP Private

IP Private là địa chỉ IP được sử dụng trong mạng nội bộ để xác định các thiết bị bên trong mạng đó. Được sử dụng trong các mạng gia đình, văn phòng và các tổ chức để kết nối các thiết bị như máy tính, máy in, và điện thoại. Loại IP này không được sử dụng trên internet công cộng và không thể định tuyến ra bên ngoài mạng nội bộ, chúng hoạt động sau bộ định tuyến. Các thông tin từ IP này cần được chuyển thành dữ liệu và ra ngoài internet thông qua bộ chuyển đổi là DHCP.

Static IP

IP Static hay còn gọi là IP tĩnh, đây là địa chỉ IP cố định dành riêng cho một người hoặc nhóm người sử dụng mà thiết bị kết nối đến Internet. IP tĩnh thường được sử dụng cho 1 máy chủ web, máy chủ mail để mọi người truy cập vì có kết nối ổn định đảm bảo lượng lớn người truy cập. Điểm yếu của chúng là dễ bị kẻ xấu tấn công vì IP không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng.

Dynamic IP

Dynamic IP, hay còn gói là địa chỉ IP động, IP xoay.., là một địa chỉ IP được gán tự động cho một thiết bị khi nó kết nối vào mạng. Địa chỉ này có thể thay đổi mỗi khi thiết bị kết nối lại, hoặc sau một khoảng thời gian nhất định. Máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) của mạng chịu trách nhiệm gán các địa chỉ IP động này.

IPv4 và IPv6

IPv4

IPv4 viết tắt cho Internet Protocol Version 4, dịch ra có nghĩa là giao thức Internet phiên bản thứ 4. IPv4 đã được bộ quốc phòng Hoa Kỳ. Giao thức Internet IP đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau và phiên bản IPv4 là phiên bản đầu tiên được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. IPv4 là giao thức mang tính hướng dữ liệu và được sử dụng cho hệ thống chuyển mạch gói.

IPv4 không quan tâm đến thứ tự truyền gói tin, cũng không đảm bảo gói tin sẽ đến đích hay là có xảy ra tình trạng lặp gói tin ở đích đến hay không. Nó chỉ có cơ chế đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu bằng việc sử dụng những gói kiểm tra được thiết lập đi kèm với nó.

IPv6

IPv6 cũng có chức năng tương tự như IPv4 tuy nhiên IPv6 có nhiều khách biệt như: IPv6 có khả năng cung cấp số lượng lớn địa chỉ IP cao hơn so với IPV4. Nếu như IPV4 chỉ cung cấp được 4,3 tỷ địa chỉ có giới hạn, thì IPV6 có thể cung cấp đến hàng tỷ tỷ địa chỉ IP. 

IPv6 có khả năng tương thích ngược với IPV4. Điều này giúp cho các nhà sản xuất phần cứng dễ dàng nâng cấp địa chỉ IP bất cứ lúc nào mà không làm ảnh hưởng sự phát triển của dữ liệu internet. Nhờ tính năng trên, IPV6 được sẽ thay thế hoàn toàn IPV4 trong tương lại. IPV6 sở hữu công nghệ mã hóa thông minh. Sản phẩm được cung cấp tính năng xác thực an toàn hơn IPV4. Điều này được thể hiện rõ nét khi IPsec được xem là thành phần bắt buộc của IPV6. Trong khi IPsec chi là một thành phần bảo mật của IPV4.

Proxy là gì?

Proxy hay máy chủ Proxy là 1 thiết bị đặt giữa người dùng và máy chủ đích. Máy chủ Proxy có chức năng làm đại diện của 1 người dùng khi truy cập tới 1 Server. Có nghĩa là khi người dùng sử dụng 1 Proxy IP của Proxy có chức năng hiện diện thay vì IP thật của thiết bị tới máy chủ đích truy cập tới. Proxy cung cấp nhiều ưu điểm như ẩn danh cho thiết bị của bạn nếu cần sử dụng nhiều truy cập vào 1 máy chủ..

Trang Kiemtra IP là gì?

Trang kiemtraip.vn là website Việt Nam được xây dựng với mục đích cung cấp thông IP thiết bị và các thông số khác. Giải quyết các vấn đề khi sử dụng nhiều Proxy trên cùng 1 thiết bị xảy ra vấn để không cập nhật vị trí chính xác của IP. Lúc này khi truy cập vào trang web bạn có thể sử dụng được các tính năng dưới đây:

Kiểm tra IP hiện tại

  • Loại IP: IPV4/IPv6:
  • Khu vực: 
  • Thành phố: 
  • Quốc gia:
  • Network:
  • Timezone:
Kiemtraip_thuecloud

Ngoài chức năng kiểm tra IP hiện tại thiết bị đang dùng. Web có thể check địa chỉ 1 IP khác hoặc lấy 1 thông tin Proxy bất kỳ gắn lên và kiểm tra vị trí hoặc loại Proxy v.v..

Check live Proxies

Tại mục Check live Proxies có các vị trí cần quan tâm như:

  • Normal và Check Countruy, Real IP: ở chế độ Normal kiểm tra không hiện quốc gia và Check Countruy, Real IP là có hiện quốc gia.
  • Set Timeout: 5000ms là thời gian gửi yêu cầu tới máy chủ nghĩa là sau 5 giây không nhận được kết quả gửi lại nghĩa là Proxy kết nối không thành công.
  • Set Ping URL: là địa chỉ máy chủ mặc định khi thực hiện lệnh Ping tới. 
  • Mục Proxies: Là nơi bạn cung cấp Proxy để kiểm tra tình trạng của Proxy. Bạn có thể kiểm tra 1 Proxy hoặc nhiều Proxy cùng 1 lúc. Hiện tại wec cho phép bạn check 100 Proxy 1 lần.

Tiến hành check Live Proxy: Bạn nhập Proxy cần kiểm tra, ấn Check Proxies -> kiểm tra kết quả proxy tại đây hiển thị trạng thái proxy kết nối thành công/Kết nối thất bại.

Nếu kết nối thành công bạn sẽ nhận được bảng thông báo kết quả check như:

  • STT: hiện STT Proxy Dấu tích xanh báo kết quả Proxy có kết nối mạng
  • Thứ 2: Mục Proxies hiện loại HTTP và địa chỉ Proxy hay SOCKS Proxy 
  • Status: Thể hiện trạng thái và kết quả đo được tốc độ của Proxy
  • Download Selected: danh sách Proxy đã chọn
  • Download Active http Proxies: Tải các Proxy http đang hoạt động trong danh sách

Check Web Support IPv6

Trước tiên khái niệm IPv6 là gì? IPv6 là 1 giao thức truyền tin thế hế thứ 6, về mặt kỹ thuật IPv6 nó sử dụng không gian địa chỉ là 128 bit do đó nó có thể tạo số lượng địa chỉ IP lên tới 340 nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ. Đủ khả năng giả quyết vấn đề khan hiếm của IPv4 hiện tại. Kết luận IPv6 ra đời để giải quyết vấn đề khan hiếm IP không đủ dùng của IPv4 trong kho các thiết bị tăng theo cấp số nhân mỗi năm.

Tại sao không có nhiều trang web có thể truy cập được IPv6? điều đó có thể do máy chủ web cần xử lý các giao thức phức tạp hơn so với IPv4. Chính việc các bit nhị phân quá dài dẫn đến việc xử lý dữ liệu tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng.

Lợi ích khi sử dụng trang kiểm tra IP

Cá nhân

Kiểm tra IP thiết bị đang sửu dụng IP nào, đối với người sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội, việc kiểm soát các thiết bị sử dụng IP này vực kỳ quan trọng. Thay vì phải mở từng máy kiểm tra trong các ứng dụng thiết bị đang sử dụng IP nào thì bạn chỉ cần truy cập thiết bị vào trang kiemtraip.vn. Web sẽ thông báo IP đang sửu dụng 1 cách nhanh chóng.

Đối với MMOer chuyên nghiệp

Đối với MMOr chuyên nghiệp việc kiểm soát tình trạng kết nối sẽ trở nên dễ dàng hơn khi trang web cho Phép check IP hàng loạt lên tới hàng trăm IP trên cùng 1 thơi điểm. Theo đó bạn chỉ cần Paste list IP đang có vào ô check Proxy bạn se nhận được tình trạng kết nối Internet của từng IP. Hơn nữa có thể phân loại Proxy SOCKS và Proxy HTTP theo danh sách riêng biệt.

Check Website sử dụng IPv6

Có thể bạn chưa biết không phải tất cả các website trên thế giới này đều hỗ trợ truy cập bằng IPv6. Vì thế giả sử bạn có 1 IPv6 đăng nhập trên thiết bị và cần truy cập vào trang Vnexpress.com lúc này bạn sẽ bị trả về tình trang Requesion Time Out. Bạn hiểu là trang web này không hỗ trợ truy cập bằng IPv6. Giả sử bạn mốn biết 1 trang web A có hỗ trợ truy cập được IPv6 hay không? Chỉ cần copy/paste URL vào mục check Support IPv6 là có thể biết là trang Web A hỗ trợ bằng IPv6 hay không.

Kết Luận

Trên đây là bài giới thiệu về các tính năng có trên trang web kiemtraip.vn. Một trang web tích hợp nhiều tính năng, hỗ trợ tích cực cho MMOer chuyên dụng trong nhiều trường hợp. Trước đây việc quản lý Proxy bạn tới 3 trị trí truy cập khác nhau, thì hiện tại chỉ cần ghim trang web này lên thanh công cụng là có thể: kiemtraip, Check live IP, Check support IPv6..

Hiện nay Thuecloud.com cũng đã tích hợp trên trang web nếu bạn mua Proxy trên thuecloud.com bạn có thể truy cập từ đây và kiểm tra tình trạng IP từ đó có thể giúp bạn phản ánh được ngay với nhân viên CSKH của web khi gặp tình trạng lỗi mà không cần phải mở rất nhiều trang web cũng như là ứng dụng để quản lý Proxy như trước đây.

Mọi chi tiết liên hệ: https://thuecloud.com
Zalo: 0382126579
Facebook: https://www.facebook.com/thuecloud
Telegram: https://t.me/Thuecloud

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *